Một lộc bình, một mạng người

“Thuở xưa có một vị vua nước lớn, được một nước chư hầu cống sứ mười tám cái lục bình quý rất to. Một hôm vị quan thái giám vô ý lỡ tay trong lúc lau chùi, rớt bể mất một cái, đức Vua quá giận bèn truyền bắt đem đi xử trảm. Khi ấy có một vị quan đại thần quỳ xuống tâu:

Tâu Hoàng Thượng! xin Ngài hãy xá tội cho quan thái giám, kẻ hạ thần đây có thể hàn dính cái lục bình ấy lại y như xưa, và không còn dấu vết nứt răn chi cả.

Vua bằng lòng, truyền người đưa vị Đại Thần đến cái tủ đựng lục bình. Đến gần tủ, ông bèn xô cái tủ ngã xuống, đỗ vỡ cả mười bảy cái kia.

Rồi ông đến gần Vua tâu rằng:

Tâu Hoàng Thượng! Từ khi chưa có những lục bình ấy nhà vua rất trọn lành tốt đẹp quý báu biết bao nhiêu.

Thế mà không dè chỉ vì một cái lục bình bể, mà nhà vua lại thất đức mê tâm, muốn giết chết một mạng người để phải mất lòng thiên hạ. Tính ác thường noi gương, thì sự hư hại lớn lao ấy sau này sẽ xảy ra bao nhiêu việc thảm họa. Hôm nay, nếu hạ thần còn để mười bảy cái lục bình lại thì sẽ còn phải thêm mười bảy mạng người vô tội như kia nữa. Vậy nên hạ thần muốn xin liều chết một mình để cứu mạng cho mười bảy người sau này, và để tránh sự hại cho tâm của nhà vua cùng bảo vệ đức thu phục nhân tâm của Hoàng thượng. Có như thế nhà vua mới khỏi mang tiếng là: “Không sinh ra người được mà sao lại nỡ giết người, khinh mạng người rẻ hơn đồ vật”.

Đến đây đức vua mới tỉnh ngộ, hối quá lấy tâm mình tha chết cho cả hai, mà lại trọng thưởng vị đại thần kia nữa. Và từ đó về sau đức vua hằng lo trau tâm gìn đức, trở nên một vị vua nhân từ, đức hạnh thiên hạ khắp nơi thảy đều phục tùng.

Vị quan văn ấy thường giảng giải cho quân binh nghe như vậy, nên không ai còn muốn ham đánh giặc giết chết nhau nữa.

Sau đó ông truyền đem phân nửa số của cải, tiền lương giúp đỡ dân đói rách, nóng lạnh bịnh hoạn. Ông dẹp bỏ lần lần hết khí giới, ông lập nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, trường học, nhà bảo sanh, nhà chẩn tế để giúp đỡ cho dân chúng hung nô.

Ông lại giúp vốn cho kẻ làm ăn, nhất thiết cái gì ông bố thí ra đều không cần vụ lợi. Ông dạy quân lính phải biết tự lo làm ăn, và dư ra là nên bố thí, để cho sự sống và ăn của hai bên không chênh lệch nhau thì mới được yên vui cho cả mọi ng ười. Ông lại bày ra sự cưới gả với nhau để cho hai sắc dân hòa hợp thương yêu mật thiết từ vật chất lẫn tinh thần tạo thành một sắc dân thứ ba mới lạ.

Ông cho đó là phù hợp với chân lý với lẽ chung, không riêng tư, chia rẽ phân biệt. Ông lại tôn thờ cả hai tôn giáo của hai bên: Ông bày cất ra nhiều chùa, đền thờ, nhà giảng, cho khắp nơi dân hung nô đến nghe truyền đạo và học hỏi. Ông thương dân Hung Nô cũng như thương dân ông, và ông dạy cho quân binh phải có bổn phận như kẻ đàn anh, hy sinh giúp đỡ cho dân Hung nô. Ai muốn theo tu đạo giáo bên nào cũng được, ai muốn giữ đạo của mình tự ý và không ai được chỉ trích lẫn nhau mà tốt hơn là mỗi người hãy ráng học thêm những giáo lý của nhau.

Xem thêm:

Một lộc bình, một mạng người


Một lộc bình, một mạng người

“Thuở xưa có một vị vua nước lớn, được một nước chư hầu cống sứ mười tám cái lục bình quý rất to. Một hôm vị quan thái giám vô ý lỡ tay trong lúc lau chùi, rớt bể mất một cái, đức Vua quá giận bèn truyền bắt đem đi xử trảm. Khi ấy có một vị quan đại thần quỳ xuống tâu:

Tâu Hoàng Thượng! xin Ngài hãy xá tội cho quan thái giám, kẻ hạ thần đây có thể hàn dính cái lục bình ấy lại y như xưa, và không còn dấu vết nứt răn chi cả.

Vua bằng lòng, truyền người đưa vị Đại Thần đến cái tủ đựng lục bình. Đến gần tủ, ông bèn xô cái tủ ngã xuống, đỗ vỡ cả mười bảy cái kia.

Rồi ông đến gần Vua tâu rằng:

Tâu Hoàng Thượng! Từ khi chưa có những lục bình ấy nhà vua rất trọn lành tốt đẹp quý báu biết bao nhiêu.

Thế mà không dè chỉ vì một cái lục bình bể, mà nhà vua lại thất đức mê tâm, muốn giết chết một mạng người để phải mất lòng thiên hạ. Tính ác thường noi gương, thì sự hư hại lớn lao ấy sau này sẽ xảy ra bao nhiêu việc thảm họa. Hôm nay, nếu hạ thần còn để mười bảy cái lục bình lại thì sẽ còn phải thêm mười bảy mạng người vô tội như kia nữa. Vậy nên hạ thần muốn xin liều chết một mình để cứu mạng cho mười bảy người sau này, và để tránh sự hại cho tâm của nhà vua cùng bảo vệ đức thu phục nhân tâm của Hoàng thượng. Có như thế nhà vua mới khỏi mang tiếng là: “Không sinh ra người được mà sao lại nỡ giết người, khinh mạng người rẻ hơn đồ vật”.

Đến đây đức vua mới tỉnh ngộ, hối quá lấy tâm mình tha chết cho cả hai, mà lại trọng thưởng vị đại thần kia nữa. Và từ đó về sau đức vua hằng lo trau tâm gìn đức, trở nên một vị vua nhân từ, đức hạnh thiên hạ khắp nơi thảy đều phục tùng.

Vị quan văn ấy thường giảng giải cho quân binh nghe như vậy, nên không ai còn muốn ham đánh giặc giết chết nhau nữa.

Sau đó ông truyền đem phân nửa số của cải, tiền lương giúp đỡ dân đói rách, nóng lạnh bịnh hoạn. Ông dẹp bỏ lần lần hết khí giới, ông lập nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, trường học, nhà bảo sanh, nhà chẩn tế để giúp đỡ cho dân chúng hung nô.

Ông lại giúp vốn cho kẻ làm ăn, nhất thiết cái gì ông bố thí ra đều không cần vụ lợi. Ông dạy quân lính phải biết tự lo làm ăn, và dư ra là nên bố thí, để cho sự sống và ăn của hai bên không chênh lệch nhau thì mới được yên vui cho cả mọi ng ười. Ông lại bày ra sự cưới gả với nhau để cho hai sắc dân hòa hợp thương yêu mật thiết từ vật chất lẫn tinh thần tạo thành một sắc dân thứ ba mới lạ.

Ông cho đó là phù hợp với chân lý với lẽ chung, không riêng tư, chia rẽ phân biệt. Ông lại tôn thờ cả hai tôn giáo của hai bên: Ông bày cất ra nhiều chùa, đền thờ, nhà giảng, cho khắp nơi dân hung nô đến nghe truyền đạo và học hỏi. Ông thương dân Hung Nô cũng như thương dân ông, và ông dạy cho quân binh phải có bổn phận như kẻ đàn anh, hy sinh giúp đỡ cho dân Hung nô. Ai muốn theo tu đạo giáo bên nào cũng được, ai muốn giữ đạo của mình tự ý và không ai được chỉ trích lẫn nhau mà tốt hơn là mỗi người hãy ráng học thêm những giáo lý của nhau.

Xem thêm:

Đọc thêm..